Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của sâu răng sữa - Những lưu ý quan trọng các phụ huynh cần quan tâm
 

Theo thống kê, tại Việt Nam 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Giai đoạn độ tuổi này khá nhạy cảm, tất cả các bộ phận cơ thể của bé cũng sẽ được thay đổi và hoàn thiện trong độ tuổi này. Vì vậy việc chữa trị, thay đổi các vấn đề răng miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nếu các bậc phụ huynh không quan tâm để ý và hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng cũng như tình trạng răng miệng của các bé sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành các răng vĩnh viễn của bé.

Sâu răng sữa nguy hiểm như thế nào

Sâu răng sữa

Cha mẹ ai cũng yêu thương con cái, dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, chiều chuộng cũng có chọn lọc vì trẻ con là trang giấy trắng, không biết cái gì tốt và không tốt cho cơ thể.

Trẻ em thường hay bị thu hút bởi các quà vặt và bánh kẹo. Những loại thực phẩm chứa một lượng lớn đường. Khi nạp một lượng lớn đường không kiểm soát và không vệ sinh răng miệng kỹ càng, đó sẽ là cơ hội tốt để các vi khuẩn sâu răng phát triển và tấn công răng.

>>> Chỉnh nha cơ chức năng cho trẻ là gì?

Tác hại của sâu răng sữa
 
  • Ảnh hướng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn: Răng sữa bị sâu phải nhổ bỏ sớm thì quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ chậm hơn, khó khăn hơn và có thể bị xiêu vẹo.

  • Ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày: như đã trình bày ở trên, trẻ em ở giai đoạn mọc răng sữa đang là giai đoạn hoàn thiện và phát triển các bộ phận khác của cơ thể kể cả phát âm và giọng nói. Nếu sâu răng sữa sẽ cản trở bé ăn uống dẫn đến biếng ăn và thấp còi, chậm phát triển về thể chất hơn những người khác. Không những thế, nó còn gây ra chứng nói ngọng do hàm răng không hoàn thiện, khuyết mất một hay vài chiếc răng.
  • Biến chứng về hàm: sâu răng sữa còn có thể gây biến chứng viêm xương hàm, viêm phần mềm… nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bé.
 
Các giai đoạn phát triển sâu răng

 

Nhiều phụ huynh không có nhiều kiến thức về răng miệng và sợ con mình bị đau khi điều trị sâu răng sữa nên thường kéo dài thời gian dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

  • Giai đoạn 1: Chúng sẽ tiến hành bào mòn men răng, đây là giai đoạn khó phát hiện nhất vì bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn

  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này vẫn chưa có dấu hiệu đau nhức vì sâu răng vẫn đang nằm ở các lớp mô cứng chưa tiến vào trung tâm răng nên phương pháp chữa trị cũng đơn giản hơn
  • Giai đoạn 3: Lúc này ngà răng đã bị tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tủy răng
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng nhất, tủy đã bị viêm nhiễm nặng và các cảm giác mà trẻ có thể cảm nhận là đau buốt kéo dài hoặc mất cảm giác do tủy đã chết.
 
Phương pháp điều trị cho từng giai đoạn

 

  • Các giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn đầu, sâu răng chưa nặng, chỉ ảnh hưởng lớp men răng ngoài. Không cần phải thực hiện nhổ bỏ hoàn toàn mà có thể trám răng, tái khoáng,...

  • Các giai đoạn sau này đã diễn biến nặng có thể sẽ sử dụng phương pháp nhổ bỏ khi tủy đã bị viêm nhiễm nặng/hoại tử để tránh lây lan sang các răng lân cận hoặc điều trị tủy.
 

Điều trị sâu răng tại Nha khoa Lovely

Điều trị sâu răng tại Nha khoa Lovely

Tiêu chí lựa chọn phòng khám chất lượng

 

Việc lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị sâu răng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Hãy cùng Nha khoa Lovely điểm qua một số tiêu chí chọn nha khoa chăm sóc răng miệng cho bé nhé:

  • Đội ngũ bác sĩ: bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo tại các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước.

  • Công nghệ và kỹ thuật chữa trị hiện đại, hạn chế các chuẩn đoán sai lệch.
  • Tâm lý và nhẹ nhàng với trẻ.
  • Trang trí khu vực cho trẻ với không gian tươi mới, màu sắc và đáng yêu.
 

Với tiêu chí xem bệnh nhân như người nhà, phòng khám Nha khoa Lovely luôn luôn cố gắng thấu hiểu các nhu cầu, cảm xúc của bệnh nhân để từ đó cải thiện, tạo cảm giác an tâm và thoải mái khi sử dụng dịch vụ tại phòng khám.

Có thể bạn sẽ quan tâm

Vôi răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Vôi răng hay còn gọi là cao răng được hình thành do mảng bám thức ăn tác dụng với nước bọt trong khoang miệng thời gian đầu chỉ là mảng bám dính trên bề mặt răng rất mỏng và rất dễ loại bỏ bằng bàn chải. Tuy nhiên, nếu vệ sinh răng miệng không tốt, mảng bám sẽ được bồi đắp dày thêm và tích tụ ngày càng cứng dần và không thể loại bỏ bằng cách chải răng mà phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa Lovely

Tủy răng nằm ở vị trí giữa răng, được bảo vệ bởi men và ngà răng. Khi men và ngà răng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, chúng không thể bảo vệ tủy răng. Lúc này, tủy răng sẽ viêm nhiễm hoặc chết phần tủy, gây đau nhức.

CÓ NÊN TỰ Ý NHỔ RĂNG SỮA CHO BÉ TẠI NHÀ?

Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ về độ tuổi thay răng ở trẻ em? Có nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ và một vài mẹo chăm sóc trẻ trong độ tuổi thay răng. Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Lovely để được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề thay răng sữa ở trẻ nhé!

TRẺ NHỎ BỊ SÂU RĂNG - NÊN NHỔ HAY ĐIỀU TRỊ?

Sâu răng một căn bệnh răng miệng khá quen thuộc đối với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Sâu răng rất dễ dàng phát hiện và chữa trị nếu phụ huynh chịu khó quan sát, để ý để con em mình. Sâu răng ở trẻ nhỏ diễn biến với nhiều mức độ khác nhau nhưng chung quy vẫn quay về với một câu hỏi lớn “nên nhổ hay điều trị sâu răng trẻ em?” và nguyên nhân nào gây sâu răng ở trẻ? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Có nên bôi Vecni Flour phòng ngừa sâu răng cho trẻ?

Các bậc phụ huynh chắc hẳn không mấy xa lạ với cụm từ “thuốc chống sâu răng”. Thực ra tên gọi khoa học của loại thuốc này chính là Vecni Flour. Bài viết dưới đây Nha Khoa Lovely sẽ chia sẽ cho Quý phụ huynh một vài thông tin về Vecni Flour để quý phụ huynh tìm hiểu thêm nhé!

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

Chấp nhận trả vài đô hay vài nghìn đô cho chiếc răng là lựa chọn của bạn

Bạn muốn bỏ ra vài đô để chăm sóc răng miệng định kỳ hay bỏ ra vài nghìn đô để cấy ghép implant? Hãy cùng đọc câu chuyện của bệnh nhân dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!