Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

31/08/2022
0

 Rối loạn khớp thái dương hàm là cụm từ khá mới đối với nhiều người. Đó là tình trạng tiếng kêu lộp cộp khi người bệnh mở miệng hay nhai. Trầm trọng hơn chúng có thể gây đau đớn vùng thái dương, tai hoặc đau đầu.

Khớp thái dương hàmKhớp thái dương hàm

>>> Các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là chứng bệnh như thế nào?

Người mắc phải chứng đau khớp thái dương hàm có thể do nhiều nguyên nhân có thể do chấn thương, mỏi cơ do hàm siết chặt hoặc mài răng. Rối loạn khớp thái dương hàm sẽ làm đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. 

Khớp thái dương hàm bị viêm

Khớp thái dương hàm bị viêm

Đây là khớp động duy nhất trong cấu trúc sọ não, có vai trò lớn trong các hoạt động ăn nhai hoặc giao tiếp. Hai hoạt động kể trên là hai hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục trong ngày. Vì vậy, người mắc chứng bệnh này sẽ luôn cảm thấy đau đớn gây khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

Trường hợp trật khớp thái dương hàm

Những trường hợp trật khớp thái dương hàm

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Yếu tố gen di truyền.

  • Do nghiến răng trong vô thức làm tăng áp lực lên vùng cơ hàm.
  • Do hình thái răng lệch lạc, thưa,... dẫn đến sai khớp cắn.
  • Do thói quen ăn uống, ăn nhai một bên, dùng thực phẩm cứng, khó nhai thường xuyên.
Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Chứng bệnh này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó sẽ gây cản trở đến các hoạt động thường ngày của người bệnh. Đau đớn theo cơn sẽ khiến cho hiệu suất làm việc không được đảm bảo. Chúng ảnh hưởng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Một tin mừng là rối loạn khớp thái dương hàm có thể chữa khỏi với nhiều phương pháp kết hợp đặc biệt là các bài tập trị liệu rối loạn cơ khớp thái dương hàm. Ngoài điều trị y học, người bệnh cần chủ động trong quá trình điều trị như:

  • Ý thức hơn về thói quen liên quan đến căng thẳng - siết chặt xương hàm, nghiến răng hoặc nhai sẽ giúp giảm bớt tần số đau.

  • Ăn thức ăn mềm.
  • Thực phẩm được cắt thành miếng nhỏ.
  • Tránh thực phẩm dính dai như kẹo cao su, kẹo dẻo, các loại khô.
  • Tiết chế mức độ mở miệng khi cười và ngáp.
  • Chuyên cần trong các bài tập cơ.

Để điều trị dứt điểm chứng rối loạn khớp thái dương hàm cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi và điều trị tốt nhất. Nha khoa Lovely có bác sĩ Nguyễn Thị Dễ - Giám đốcNha khoa Lovely là bác sĩ chuyên môn chữa trị rối loạn khớp thái dương hàm với kinh nghiệm hơn 20 năm hành nghề cùng với công nghệ điều trị chuyển giao từ Nhật Bản, sẽ mang lại cho quý khách trải nghiệm tốt nhất.

Có thể bạn sẽ quan tâm

Trẻ nhỏ không cần chỉnh nha sớm - Đúng hay sai?

Chỉnh nha là phương pháp cải thiện tình trạng răng khuyết điểm mang lại một hàm răng hoàn hảo, xinh đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Chỉnh nha càng sớm, càng mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Vậy những trường hợp nào cần chỉnh nha, chỉnh nha giai đoạn nào là hợp lý nhất và lợi ích của chỉnh nha sớm là gì?

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn Khớp Thái Dương Hàm là nguyên nhân thường gặp của biểu hiện đau vùng quai hàm và vùng khớp Thái Dương Hàm. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bào mòn sức khỏe qua những cơn đau triền miên và khó chữa trị.

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải điều bất thường?

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng đặc thù mà người gặp phải không biết mình đang bị kể cả người lớn. Trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển từ 6 -12 tuổi thường sẽ ngủ chung với cha mẹ. Nhờ đó, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện những thói quen xấu khi ngủ của trẻ như ngáy to, thở miệng hoặc nghiến răng.

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Tác Hại Của Thói Quen Nhai Một Bên

Khi thực hiện chức năng nhai, hai hàm chúng ta luôn vận động đối xứng, hỗ trợ lẫn nhau để nghiền nát thức ăn. Thói quen nhai một bên là hiện tưởng đẩy thức ăn qua một bên trái hoặc phải của miệng để nhai. Đây là một thói quen ăn uống rất xấu và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy hậu quả của việc nhai một bên là gì? Hãy cũng Nha Khoa Lovely tìm hiểu trong bài viết này nhé!

BÁC SĨ THU DỄ - CHUYÊN GIA ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Rối loạn khớp thái dương hàm không chỉ gây ra tiếng kêu khi người bệnh mở miệng hoặc nhai mà chúng còn gây đau đớn, khó chịu. Người bệnh bị chứng rối loạn khớp thái dương hàm do nhiều vấn đề khác nhau có thể kể tới như viêm khớp, chấn thương xương hàm, hay cơ bị mỏi do hàm siết chặt. Vậy rối loạn khớp thái dương hàm có chữa được không? Bài viết sẽ giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi này nhé!

BẠN CÓ ĐANG BỊ LỆCH MẶT, MỎI HÀM?

Một trong những yếu tố làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp gương mặt của bạn là bị lệch mặt và thường xuyên mỏi hàm, biểu hiện dễ nhìn thấy nhất là khi bạn soi gương sẽ thấy sự mất cân đối của hàm. Hãy cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu chi tiết khi bị lệch mắt và mỏi hàm thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như thế nào nhé!