Trẻ nhỏ không cần chỉnh nha sớm - Đúng hay sai?

31/08/2022
0

 Chỉnh nha là phương pháp cải thiện tình trạng răng khuyết điểm mang lại một hàm răng hoàn hảo, xinh đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Chỉnh nha càng sớm, càng mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Vậy những trường hợp nào cần chỉnh nha, chỉnh nha giai đoạn nào là hợp lý nhất và lợi ích của chỉnh nha sớm là gì? Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu nhé!

>>> Chỉnh nha cơ chức năng - Phương pháp chỉnh nha an toàn hiệu quả nhất cho trẻ

Niềng răng hô - cải thiện góc nghiêng 

Răng hô hay còn gọi là răng vẩu. Trường hợp này xảy ra khi xương, răng hoặc cả hai nhô về phía trước gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn gây nhiều bất lợi cho bệnh nhân.

Răng hô được chia làm hai mức độ chủ yếu:

  • Răng hô nhẹ: Răng sẽ đưa về phía trước nhưng không quá nghiêm trọng, không lệch khớp cắn quá nhiều nhưng cũng khiến người mắc phải luôn ái ngại khi cười.

  • Răng hô nặng: Tình trạng này tỷ lệ hàm trên nhô ra khá nhiều. Kể cả những lúc không cười vẫn có thể nhận thấy được.

Trẻ bị hô

Trẻ bị hàm hô

Nắn chỉnh răng móm - khớp cắn ngược

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược. Khớp cắn bình thường là hàm trên che phủ ⅓ hàm dưới. Nghĩa là ở trạng thái tự nhiên hàm trên nằm bên ngoài hàm dưới. Tuy nhiên, đôi với người móm thì hàm dưới sẽ che phủ hàm trên, nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Tình trạng này sẽ khiến người mắc phải có khuôn mặt lưỡi cày. Có ba loại hình móm:

  • Thứ nhất móm do răng.

  • Thứ hai móm do xương.
  • Thứ ba do cả xương và răng.

Hàm móm

Hàm móm

Chỉnh răng khấp khểnh - chen chúc

Tình trạng răng khấp khểnh được bắt gặp ở rất nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát do cấu trúc xương hàm của người Đông Nam Á, cách chăm sóc răng miệng hằng ngày. Răng khấp khểnh, chen chúc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn gây khó khăn cho các sinh hoạt hằng ngày.Những mối nguy hại cho răng khấp khểnh, chen chúc mang lại:

  • Thứ nhất, gây mất cân đối giữa hai hàm, làm sai khớp cắn.

  • Thứ hai, làm giảm sức nhai, nghiền thức ăn.
  • Thứ ba, dễ mắc thức ăn vào các khe hở răng, khó vệ sinh gây các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,...

Răng khấp khểnh chen chúc

Răng khấp khểnh, chen chúc

 
Chỉnh răng khớp cắn sâu 
Tình trạng này thể hiện sự bất cân đối của hai hàm trên - dưới do sai lệch khớp cắn. khi người có tình trạng ngậm miệng lại hai hàm không khít, thâm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi. Điều đó gây ra sự mất cân đối giữa hai hàm và tổng thể khuôn mặt.

Tình trạng này có nhiều tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như:

  • Gây mòn răng, ê buốt.

  • Góc môi cằm sâu, hàm bạnh ra, gương mặt trông già hơn tuổi.
  • Gây đau khớp thái dương hàm.
 
Khắc phục răng thưa

Răng thưa là tình trạng các răng mọc xa nhau, không khít trên cung hàm. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. 

Răng thưa

Răng thưa

Đa số những nha khoa khác khuyên đợi bé đến 12 tuổi mới thực hiện chỉnh nha. Nhưng đối với Nha khoa Lovely, việc chỉnh nha sớm từ 6 tuổi là thời điểm phù hợp nhất để mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất cho trẻ. Bởi vì trong giai đoạn này, răng, cơ xương hàm và xương cột sống của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Việc điều chỉnh răng, xương hàm và xương cột sống sẽ dễ dàng và giúp trẻ khắc phục không chỉ về răng mà còn về xương hàm (hàm hô, hàm món ngược,..) và xương cột sống (lưng gù, vai lệch, người vặn qua 1 bên, ngửa ra phía sau,...).

Tập cơ chức năng tại Nha khoa LovelyTập cơ chức năng tại Nha khoa Lovely

Nha khoa Lovely là một trong những nha khoa tiên phong sử dụng phương pháp chỉnh nha cơ chức năng giúp cải thiện không những răng mà còn vóc dáng của trẻ ngay từ những độ tuổi đang phát triển.

Những lợi ích của việc chỉnh nha sớm cho trẻ

Việc chỉnh nha sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ khắc phục được các vấn đề về khớp cắn và thẩm mỹ như:

  • Ngăn ngừa sự phát triển của các thói quen xấu như mút ngón tay, thở miệng, đẩy lưỡi.

  • Ngăn ngừa các khuyết tật ở khớp hàm trước khi chúng được định hình.
  • Cải thiện xương hàm, điều chỉnh được hàm hô, hàm móm ngược ở trẻ.
  • Tiết kiệm chi phí so với chỉnh nha ở người lớn.
  • Kết quả chất lượng cao hơn.
  • Bé không bị tự ti về ngoại hình, cởi mở hơn và vui vẻ hơn.

Là cha là mẹ, ai cũng mong muốn con mình có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Ngoài phát triển tinh thần, trí óc thì sự phát triển về ngoại hình, thẩm mỹ và khuôn mặt cũng vô cùng quan trọng không những ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Quý phụ huynh cần lưu ý để mắt đến những biểu hiện và hình dáng của con mình để có biện pháp can thiệp kịp thời để không hối hận trong tương lai.

Có thể bạn sẽ quan tâm

TRẺ SÚN RĂNG DO ĐÂU?

Trẻ sún răng không nên xem nhẹ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng, khó ăn nhai... Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Vậy sún răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sún răng như thế nào cho hiệu quả? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG CHO TRẺ Ở ĐÂU?

Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, một trong những cách chỉnh răng thẩm mỹ an toàn, hiệu quả dành cho trẻ từ 5-12 tuổi!

BÍ KÍP CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TEAM NIỀNG RĂNG

Ở thời điểm niềng răng, răng nướu của mọi người thường rất nhạy cảm và khó vệ sinh nên cần được chăm sóc đặc biệt. Bài viết này Nha Khoa Lovely sẽ chia sẻ cho mọi người một vài bí kíp giữ răng chắc khỏe trong quá trình niềng răng nhé!

CÓ NÊN TỰ Ý NHỔ RĂNG SỮA CHO BÉ TẠI NHÀ?

Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ về độ tuổi thay răng ở trẻ em? Có nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ và một vài mẹo chăm sóc trẻ trong độ tuổi thay răng. Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Lovely để được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề thay răng sữa ở trẻ nhé!

Có nên tẩy trắng sau khi niềng răng không?

Kết thúc một quá trình niềng răng dài đằng đẵng thì khoảnh khắc tháo bỏ chiếc khung sắc đó khiến bạn rất hào hứng. Nhưng một vấn đề mới lại ập đến chính là răng bị vàng, những chỗ có mắc cái lại sẫm màu hơn. Điều này khiến bạn rất băn khoăn. Tại bài viết này, Nha Khoa Lovely sẽ giải đáp giúp bạn nguyên nhân và giải pháp cho các thắc mắc, để bạn an tâm hơn khi thực hiện quá trình niềng răng.

RĂNG TRẺ MỌC LỘN XỘN DO ĐÂU?

Răng mọc lệch ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Những chiếc răng mọc lệch không chỉ gây ra vấn đề về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe hoặc giọng nói của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân răng trẻ mọc lệch, các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra và cách khắc phục? Cũng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN NIỀNG RĂNG CỦA BẠN

Chắc hẳn thời gian niềng răng là vấn đề được rất nhiều bạn đang có ý định niềng răng quan tâm. Vậy thời gian niềng răng là bao lâu? Yếu tố nào quyết định đến thời gian niềng răng? Hãy cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Câu chuyện nha sĩ: " Làm sao khắc phục tình trạng rối loạn hơi thở, lưng gù, răng chen chúc ở trẻ "

Chỉnh nha cơ chức năng là liệu pháp thay đổi các thói quen xấu ngay khi còn nhỏ nên rất cần sự hợp tác và tuân thủ các dặn dò của bác sĩ để liệu trình diễn ra ngắn hơn. Đối với phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, thời gian liệu trình không giống nhau trên mỗi đối tượng nhưng tóm lại chỉ chung một mục đích là hướng dẫn để răng mọc đúng nơi và lưỡi đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG còn hỗ trợ điều chỉnh xương, như hình ở trên trước liệu trình lưng bé bị gù. Chỉ một thời gian ngắn sau, lưng bé đã thẳng hơn mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào để hạn chế hình thể răng vĩnh viễn không đẹp, hô, móm, lệch tốn nhiều thời gian và chi phí cho vấn đề chỉnh nha sau này. 

Điều trị hiệu quả với Hệ thống Chỉnh nha Cơ chức năng Myobrace

Hệ thống Myobrace đáp ứng nhu cầu chỉnh nha dựa trên nền tảng cơ học và sinh học, điều trị tiền chỉnh nha cơ chức năng.

RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÓC DÁNG CỦA TRẺ

Nhiều phụ huynh bất chợt nhận thấy sao dáng đứng con mình không đẹp, lưng tôm, vai lệch. Thường trong những trường hợp đó, cha mẹ thường nghĩ do con đeo cặp một bên vai hoặc không thẳng lưng khi học bài. Những thói quen xấu đấy rất đúng với nguyên nhân gây con bị lưng gù và vai lệch. Tuy nhiên, còn một thói quen xấu của con mà chính con và cha mẹ cũng khó ngờ tới chính là thói quen xấu về răng miệng. Sự cân bằng giữa lực môi, má, lưỡi thường đưa đến tương quan bình thường (không hô, không móm) của hàm trên và hàm dưới. Các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng… dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó hình thành các sai lệch răng, hàm thậm chí là vóc dáng, hình thể.