Bác sĩ Thu Dễ tham gia lễ kỷ niệm 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

11/08/2022
0

 Người xưa có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đúng với ý nghĩa câu nói, để một quốc gia, một khu vực phát triển mạnh mẽ, bền vững không thể chỉ một đất nước có thể làm được mà đó là sự hỗ trợ, kết hợp cùng với tinh thần tương thân, tương ái của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vào ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Như mọi người cũng biết, các nước Đông Nam Á chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Vì thế, ban quản lý cấp cao của ASEAN đã quyết định lấy hình ảnh bó lúa vàng làm biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

>>> Bác sĩ Thu Dễ trong hội thảo khoa học tại trường đại học Hutech

Việt Nam là thành viên thứ 7 của ASEAN gia nhập vào ngày 28/7/1995. Tính đến thời điểm hiện tại đã 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Vì mục đích đó, sáng ngày 5/8/2022, tại tòa nhà Hữu Nghị TPHCM đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm với sự tham gia của Tổng lãnh sự của từ các nước Campuchia, Malaysia, Singapore, Philippines; Đại diện tổng lãnh sự quán Laos, Indonesia, Thái Lan; Chủ tịch các tổ chức hữu nghị cùng đông đảo ban chấp hành và các chi hội trực thuộc.

Buổi lễ không những nhằm mục đích kỷ niệm sự ra đời của ASEAN mà còn đánh dấu những bước ngoặt, sự phát triển và sự cống hiến của các nước thành viên vào sự hình thành của Hiệp hội. 

Rất vinh dự khi bác sĩ Nguyễn Thị Dễ - giám đốc phòng khám nha khoa Lovely là một trong những công dân Việt Nam nhận lời mời tham dự. Bác sĩ chia sẻ rằng, khi theo dõi buổi lễ ngoài những chương trình văn nghệ đặc sắc, phần tường thuật lại quá trình hình thành và phát triển của ASEAN đã để lại ấn tượng mạnh nhất trong tâm trí của bác. Xuyên suốt 55 năm thành lập, những ngày đầu chỉ vỏn vẹn 5 thành viên tham gia. Nhưng đến hiện tại, từ ASEAN 5  đã phát triển thành ASEAN 10 và đó là kết quả chính xác nhất cho sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của các quốc gia Đông Nam Á ngoài tạo sự gắn kết, thương yêu giữa các nước láng giềng với nhau mà còn hỗ trợ nhau trong tài chính, kinh tế đảm bảo hòa bình, an ninh và phát triển bền vững không những trong khu vực mà còn toàn cầu. Nhờ có ASEAN mà Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ, thương yêu từ các nước láng giềng. Qua đó, có thể cho bạn bè thế giới thấy rằng, tinh thần đùm bọc, san sẻ của các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng không thể coi thường. Như câu chuyện bó đũa, một câu chuyện dân gian của Việt Nam. Khi tách lẻ thì từng chiếc đũa rất dễ dàng bị bẻ gãy. Nhưng khi tụ lại thành một bó thì dù sức người mạnh đến mấy cũng không dễ dàng bẻ gãy. 

Hơn thế nữa, chương trình còn tạo điều kiện cho Bác Dễ cũng như phòng khám quen biết, gặp gỡ những người bạn mới, những tri thức mới, không chỉ về các kiến thức nha khoa mà còn các kiến thức khác về đời sống, kinh tế xã hội, văn hóa của nước bạn vô cùng bổ ích và cuốn hút.



 
Có thể bạn sẽ quan tâm

Hòa mình vào buổi vui chơi của các bé thuộc nhóm "Tìm lại ước mơ" trong chương trình " NÀO! TA CÙNG VUI"

Sáng ngày 07/08/2022, Bác sĩ Dễ có buổi gặp gỡ, vui chơi cùng các bé thuộc nhóm “Tìm lại ước mơ” và quay chương trình “NÀO, TA CÙNG VUI! “ của nhà đài HTV. 

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

Những điều cần lưu ý trước khi cấy ghép Implant

Phương pháp cấy ghép Implant đang là kỹ thuật phục hình răng hiện đại và tối ưu nhất cho người gặp phải tình trạng mất răng. Vì vậy, các thông tin về phương pháp cấy ghép Implant cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần lưu ý trước khi thực hiện cấy ghép Implant.

Các loại răng sứ trên thị trường

Bạn đã nghe rất nhiều về răng sứ trên các quảng cáo facebook, google nhưng bạn có thật sự biết răng sứ được chia ra bao nhiêu loại không? Bài viết này nha khoa lovely sẽ chia sẻ cho bạn các loại sứ trên thị trường hiện nay nhé!

Campus tour tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng, cơ hội nghề nghiệp đến thế hệ trẻ

Ngày 29/4/2022, câu lạc bộ Wlin Charming là câu lạc bộ nữ lãnh đạo quốc tế Wlin Charming trực thuộc mạng lưới nữ lãnh đạo quốc tế (Women Leaders International Networking – WLIN Global) đã thực hiện kí kết hợp tác với Đại học Tôn Đức Thắng.

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.

Các dấu hiệu của bệnh nha chu

Viêm nha chu hay còn gọi là viêm nướu là bệnh lý liên quan đến  các mô xung quanh răng do bị vi khuẩn tấn công khiến nướu bị tách dần ra khỏi răng. Chúng sẽ phá hủy hệ thống dây chằng nha chu gây lung lay và mất răng. Không điều trị kịp thời gây ra các biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..