Giải pháp nào cho người mất răng?

21/10/2022
0

 Mất răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi trung niên và cao tuổi là đối tượng dễ bị mất răng nhất. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

>>> Cấy ghép Implant là gì?

Nguyên nhân gây mất răng
 
  • Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Khi dùng quá nhiều đồ ngọt góp phần đáng kể vào việc bị sâu răng chúng sẽ phá hủy men răng và đi vào sâu hơn các cấu tạo răng gây đau nhức và ăn mòn hết răng.

  • Vệ sinh răng miệng kém: Những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất răng chính là không vệ sinh răng đúng cách. Khi đó miệng chúng ta chứa đầy vi khuẩn, các mảng bám cao răng bám vào các chân răng vô cùng cứng đầu mà không loại bỏ. Ngày qua ngày, vi khuẩn càng sinh sôi nhiều hơn bước đầu sẽ bị nha chu tiếp theo sẽ tụt nướu và mất răng.
  • Tai nạn: Tai nạn là điều không thể không ngừa và đoán trước được. Những tai hằng ngày mà bạn dễ dàng gặp phải và mất răng là chơi thể thao, va chạm, té ngã,... Không phải lúc nào cũng mất răng có thể bị mẻ răng hay nứt vỡ nặng nhất là mất răng. Nhưng dù bị trường hợp nào cũng nên đến nha sĩ kiểm tra để có được phương pháp bảo vệ răng tốt nhất.
  • Những thói quen xấu: Vấn đề này rất khó khắc phục khi lớn nếu mà những thói quen xấu này đã hình thành từ rất lâu. Một trong những thói quen xấu ảnh hưởng lớn sức khỏe răng miệng là:
  1. Nghiến răng: hiện tượng này thường xuất phát khi ngủ lúc mà chúng ta không thể nhận thức được hành động. Nghiến răng mãn tính có thể làm mòn răng xuống tới chân răng, làm lung lay răng và trong trường hợp nặng có thể gây mất răng hoàn toàn.

  2. Hút thuốc: Lý do cho điều này là do tác dụng kép của hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm nha chu, ngoài ra còn gây ra các vấn đề phức tạp như hiện tượng chảy máu lợi, đây là một trong những triệu chứng cụ thể nhất để cho biết bạn đang phát triển bệnh nướu răng.
 

 Mất răng

Hậu quả của mất răng

 

Dù nguyên nhân gì thì sự mất răng ở người lớn đều không thể phục hồi được, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm giảm chức năng ăn nhai: Khi mất một răng thì thực tế chúng ta đã mất đi gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng tương tự của hàm đối diện cũng không còn chức năng nhai. Khi đó sẽ giảm khả năng nghiền thức ăn trước khi vào cơ thể nguy cơ dễ gây ra tình trạng đau dạ dày. Đặc biệt là mất răng hàm thì khả năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi lực nhai suy giảm còn ảnh hưởng đến thú vui ăn uống mỗi ngày.

  • Xô lệch răng và gây sai khớp cắn: Mất răng không chỉ làm giảm sút lực nhai, mà còn gây ra hiện tượng xô lệch các răng còn lại trong hàm, rối loạn khớp cắn. Khi mất một răng, thì răng ở hàm đối diện vị trí răng mất khi mất đi sự nâng đỡ, dần dần sẽ trồi lên hoặc thòng xuống phía răng bị mất. Điều này dẫn đến việc hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm, ảnh hưởng đến hoạt động nhai cắn, gây đau đau nhức khi nhai. Không những thế khi có các khoảng kẽ trong răng thì thức ăn dễ mắc vào và làm vi khuẩn tích tụ, phát triển dẫn tới các bệnh lý răng miệng ra tăng.
  • Tiêu xương ổ răng: Sau khi mất răng, thì xương hàm xung quanh ổ răng đã mất bắt đầu tiêu đi do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Xương ở vùng răng mất sẽ tiêu đi rất nhanh chóng, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ hàm răng và gây ảnh hưởng tới đến việc phục hình sau này, nếu điều trị cần ghép xương.
  • Bệnh đau đầu, đau cổ vai: Răng bị mất làm cho hàm bị mất cân bằng, lực nâng đỡ cũng không còn, những răng còn lại sẽ nghiêng theo chiều ngẫu nhiên từ đó lực nhai tác động lên những răng còn lại tăng lên một cách bất thường dẫn đến thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, lâu ngày gây ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm làm bạn bị đau đầu, đau vai, gáy,...
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp: Răng bị mất ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi bạn giao tiếp, nhất là những vị trí răng thường lộ ra khi nói chuyện hay cười. Kể cả việc mất răng hàm thì theo thời gian, răng các vị trí răng khác cũng sẽ bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn hàm. Ngoài ra còn có hiện tượng phát âm bị thay đổi, nói ngọng,... răng hàm thi thoảng đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc mặt cho nên khi mất răng dẫn đến tình trạng tiêu xương làm cho bạn bị hóp má, da chảy xệ, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn cũng là tác nhân của hiện tượng lão hóa da sớm.
  • Gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung: Mất răng làm giảm hiệu suất nhai, ảnh hưởng tới ăn uống, gây đau khi ăn nên thường ăn ít những loại phải nhai nhiều, giảm ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ít vitamin hơn. Cho nên dễ dẫn tới các vấn đề bệnh lý do thiếu vitamin A hay táo bón do không đủ chất xơ.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Khi bị mất răng làm cho bạn luôn cảm giác lo lắng hay tự ti nếu các răn đó ở vị trí dễ nhìn thấy gây ảnh hưởng tới tâm lý của người bị mất răng.
 

Hậu quả của việc mất răng

Các phương pháp phục hình răng tại Nha Khoa Lovely

 

1.Cấy ghép Implant

Ưu điểm:

  • Có tính thẩm mỹ cao

  • Chức năng ăn nhai như răng thật: Trụ Implant như chiếc chân răng cắm trực tiếp vào hàm nên đảm bảo được lực mạnh, ăn nhai như thật
  • Tuổi thọ lâu dài
  • Tránh bị tiêu xương, răng xô lệch
  • Giảm các bệnh răng miệng

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao: Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất, nó sửa được tất cả những nhược điểm của các phương pháp khác. Nhưng chỉ có một yếu điểm duy nhất là chi phí khá cao.

 

️2. Răng giả tháo lắp

Ưu điểm:

  • Phục hồi nhanh chóng răng mất .

  • Tháo ra lắp vào dễ dàng. 
  • Giá thành rẻ.
  • An toàn với cơ thể: Hàm răng giả tháo lắp được làm bằng Titan, sứ hay nhựa nha khoa rất lành tính, an toàn với cơ thể. Bởi thế sẽ không gây kích ứng nướu, không gây ra phản ứng phụ với cơ thể
  • Ngăn ngừa tình trạng xô lệch răng.

Nhược điểm:

  • Thẩm mỹ kém vì chúng nhìn không tự nhiên. một số hàm răng giả tháo lắp bán phần gắn móc kim loại dễ dàng bị lộ khi bạn ăn nhai hay giao tiếp thường ngày.

  • Không đảm bảo được sức nhai như răng thật.
  • Bất tiện khi sử dụng: Ngoài việc phải tháo ra vệ sinh hằng ngày thì dùng một khoảng thời gian sau hàm sẽ có mùi hôi khi dịch miệng ngấm vào.
  • Tuổi thọ ngắn: thường là 5 năm do phương pháp này chỉ phục hình thân răng
  • Không làm giảm quá trình tiêu xương.
 

3️.Cầu răng sứ

Ưu điểm:

  • Giúp phục hồi răng đã mất nhanh chóng.

  • Mạng lại hàm răng đều đẹp.
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai.
  • Chi phí thực hiện thấp.

Nhược điểm:

  • Hạn chế đối tượng thực hiện: Cầu răng sứ chỉ phù hợp với những cô, chú, bác, anh, chị có hàm răng khỏe mạnh bên cạnh răng mất và không mắc bệnh lý răng miệng. Các răng kế cận này phải đủ khỏe để mài để hỗ trợ lực nhai của răng mất.

  • Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
  • Thời gian sử dụng ngắn chỉ từ 7-10 năm.
 

Các phương pháp phục hình răng đã mất

Nha Khoa Lovely nhận tất cả các trường hợp mất răng, nứt hoặc mẻ răng kể cả những trường hợp lâu năm. Trang thiết bị và tay nghề bác sĩ được chuẩn bị và chọn lọc kĩ càng, phòng phẫu thuật và phòng vô trùng được cơ quan có thẩm quyền kiểm định cấp phép hoạt động. Nhờ đó, Chúng tôi đã thành công lấy lại sự tự tin, cùng khả năng ăn nhai linh hoạt cho hàng trăm trường hợp mất răng. Sự hài lòng và chứng thực của khách hàng chính là các video feedback sau khi đã thực hiện dịch vụ được Nha Khoa Lovely Đừng chần chờ nữa, liên hệ đến Nha Khoa Lovely để được hỗ trợ đặt hẹn và tư vấn. Đặc biệt khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí khi khách đến phòng khám.

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 
Có thể bạn sẽ quan tâm

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI CẤY GHÉP IMPLANT

Hiện nay có rất nhiều cách phục hình răng gặp sự cố gãy, nứt, vỡ,... như bọc răng sứ, cầu răng giả,... Tuy nhiên, đối với trường hợp mất cả chân răng thì biện pháp cấy ghép Implant là sự lựa chọn tốt nhất. Vậy vì sao cần cấy ghép Implant khi mất răng và các cách chăm sóc răng sau cấy ghép như thế nào? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

Câu chuyện nha sĩ: " Làm sao khắc phục tình trạng rối loạn hơi thở, lưng gù, răng chen chúc ở trẻ "

Chỉnh nha cơ chức năng là liệu pháp thay đổi các thói quen xấu ngay khi còn nhỏ nên rất cần sự hợp tác và tuân thủ các dặn dò của bác sĩ để liệu trình diễn ra ngắn hơn. Đối với phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, thời gian liệu trình không giống nhau trên mỗi đối tượng nhưng tóm lại chỉ chung một mục đích là hướng dẫn để răng mọc đúng nơi và lưỡi đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG còn hỗ trợ điều chỉnh xương, như hình ở trên trước liệu trình lưng bé bị gù. Chỉ một thời gian ngắn sau, lưng bé đã thẳng hơn mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào để hạn chế hình thể răng vĩnh viễn không đẹp, hô, móm, lệch tốn nhiều thời gian và chi phí cho vấn đề chỉnh nha sau này. 

Vì sao không nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ?

Thời gian gần đây, các thông tin về hàm tiền chỉnh hay còn gọi là khí cụ chỉnh nha cơ chức năng dần được mọi người biết đến và đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phát triển. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu có nên tự ý mua hàm chỉnh nha cho trẻ không nhé!

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Các loại răng sứ trên thị trường

Bạn đã nghe rất nhiều về răng sứ trên các quảng cáo facebook, google nhưng bạn có thật sự biết răng sứ được chia ra bao nhiêu loại không? Bài viết này nha khoa lovely sẽ chia sẻ cho bạn các loại sứ trên thị trường hiện nay nhé!

Bác sĩ Thu Dễ tham gia lễ kỷ niệm 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Vào ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Như mọi người cũng biết, các nước Đông Nam Á chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Vì thế, ban quản lý cấp cao của ASEAN đã quyết định lấy hình ảnh bó lúa vàng làm biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Những biến chứng khi chọn trụ Implant không rõ nguồn gốc

Trụ Implant là một trong những mấu chốt để tạo nên sự thành công của quá trình cấy ghép implant. Nếu trụ Implant không đảm bảo chất lượng không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng trụ. 

Các dấu hiệu của bệnh nha chu

Viêm nha chu hay còn gọi là viêm nướu là bệnh lý liên quan đến  các mô xung quanh răng do bị vi khuẩn tấn công khiến nướu bị tách dần ra khỏi răng. Chúng sẽ phá hủy hệ thống dây chằng nha chu gây lung lay và mất răng. Không điều trị kịp thời gây ra các biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn.

Sinh nhật Nha khoa - Đến là có quà

Trải qua nhiều năm xây dựng, phát triển, đầu tư cùng với sự nỗ lực và tài trí của đội ngũ nhân viên phòng khám. Mỗi năm trôi qua, mỗi cá nhân trong phòng khám trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn. Không những thế, để phòng khám phát triển và thành công như ngày hôm nay, không thể không kể đến sự tin tưởng, yêu thương từ những vị khách dễ thương của nha khoa Lovely